Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao là vấn đề mà những người mắc bệnh gout quan tâm Hãy cùng Forgout tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Chỉ số Axit uric là gì?
Axit uric là một chất thừa, sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Theo đó, Axit uric được sản sinh qua 2 con đường:
Một là do các tế bào chết bị phân hủy trong cơ thể hay còn được gọi là quá trình thoái hóa biến các axit nucleic.
Hai là do ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu, bia…
Theo các chuyên gia thì có đến 80% lượng Axit uric được đào thải qua việc bài tiết nước tiểu, còn 20% còn lại thì đào thải thông qua đường tiêu hóa và qua da. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến cho chỉ số Acid uric trong máu tăng cao. Lúc này, nếu không được phát hiện sớm thì rất dễ mắc bệnh gout. Đồng thời, còn gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như sỏi thận, tim mạch…
Vậy chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?
Để giải đáp cho câu hỏi "Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?" thì chúng ta cần hiểu hàm lượng Axit uric cao được gọi là tình trạng tăng Axit uric máu. Đây là yếu tố để xem xét liệu bạn có mắc bệnh gút hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào. Theo đó chỉ số Acid uric an toàn trong máu của người bình thường sẽ là:
Đối với nam giới: 70mg/l, tương đương với 420µmol/l
Đối với nữ: 60ml/l, tương đương với 360µmol/l.
Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn con số này thì đồng nghĩa với việc bạn đang mắc hội chứng tăng Axit uric trong máu. Đặc biệt, trong trường hợp kết quả Axit uric 500µmol/l thì chứng tỏ nồng độ Axit uric trong máu bạn đang rất cao.
Tuy nhiên, việc cơ thể tăng Axit uric chưa đủ để kết luận rằng bạn có bị bệnh gout hay không. Bởi đây có thể chỉ là dấu hiệu cho những căn bệnh về thận hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Để biết được mình có mắc bệnh gout hay không thì bạn đến bệnh viện kiểm tra, làm các xét nghiệm lâm sàng với kết quả chính xác.
Cách hạ Axit uric giảm nồng độ Axit uric trong máu hiệu quả
Tình trạng Axit uric trong máu tăng cao có thể gây ra bệnh gout và nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Bởi vậy, nếu chỉ số Axit uric 500µmol/l thì dù cho các cơn đau khớp đã xuất hiện hay chưa xuất hiện thì người bệnh vẫn phải thực hiện các cách dưới đây để hạ Axit uric:
Uống thật nhiều nước
Uống đủ nước sẽ giúp làm tăng quá trình bài tiết ở thận. Kèm theo đó là hỗ trợ ức chế quá trình hình thành các tinh thể muối urat và ngăn chặn Axit uric ngay từ đầu cũng như bệnh gout. Vì thế, lời khuyên dành cho những người mắc bệnh tăng Axit uric trong máu đó là nên uống ít nhất là 3 – 4 lít nước/ngày.
Thường xuyên vận động
Khuyến khích những người bị tăng Axit uric nên chăm chỉ vận động khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Có thể tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đánh bóng…Phương pháp này sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày
Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh là rất lớn. Trong khi đó chất xơ lại có khả năng hàm lượng đường trong máu ở mức an toàn. Ngoài ra nên tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin C vì chất này sẽ giúp Axit uric trong máu giảm một cách hiệu quả.
Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo có hàm lượng kali nhất định giúp cân bằng môi trường axit trong cơ thể. Chính điều này giúp hỗ trợ ngăn chặn việc tăng Axit uric trong máu rất hiệu quả. Vì thế, uống một ly nước ép táo hoặc sử dụng nước giấm táo trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Có như vậy sẽ giúp trung hòa Axit uric, giảm nguy cơ mắc bệnh gút hiệu quả.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Hãy gạch bỏ các loại thực phẩm giàu purin vì chúng sẽ càng khiến cơ thể tăng sản sinh Axit uric. Một số loại thực phẩm như: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thức ăn chế biến sẵn, rượu, bia…
Tuân thủ cách điều trị của bác sĩ
Hầu hết khi bạn bị tăng Axit uric trong máu thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm Axit uric. Đồng thời tuân thủ đúng phác đồ điều trị nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh gout.
Có thể thấy rằng Axit uric là một chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò kích thích não bộ và chống oxy hóa cho cơ thể. Vì thế, hãy duy trì thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Nó sẽ giúp duy trì Axit uric được ổn định, đẩy lùi bệnh tật.
Theo Forgout VN
Vậy Forgout có tốt không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây
ForGout — Bộ giáp kiên cố cho chiến binh mắc gout lâu năm
ForGout là kết quả của thành tựu nghiên cứu đột phá của Y Học Hiện Đại kết hợp tuyệt vời với sự kế thừa của Y Học Cổ Truyền giúp điều trị bệnh tận gốc rễ. Nổi bật nhờ cơ chế “tấn công và phòng thủ” độc quyền từ bộ đôi vũ khí:
• Thanh kiếm Febuxostat lợi hại xuất xứ từ Nhật Bản có khả năng hạ axit uric chỉ trong 1 tháng: Vì sau khi được hấp thu vào máu, sẽ ức chế trực tiếp enzym XO (xanthinoxidase), ngăn cản purin chuyển hóa thành axit uric.
• Bộ khiên vững chắc mang tên Đan sâm — Tam thất là bài thuốc cổ phương quý, có tác dụng giúp ổn định chuyển hóa đã được ứng dụng rất phổ biến trong các bệnh có nguồn gốc từ rối loạn chuyển hóa như bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng axit uric máu… Đan Sâm — Tam Thất chính là yếu tố duy trì axit uric ổn định bền vững và lâu dài.
Nghiên cứu đột phá của Y học đã tạo nên sự hiệp đồng tác dụng độc quyền từ bộ đôi vũ khí trên giúp ForGout trở thành một bài thuốc vượt trội, tăng cường hiệu quả điều trị gấp nhiều lần và an toàn cho người dùng, mà chưa có bất kì sản phẩm điều trị gout nào có mặt trên thị trường hiện nay có được.